Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
An toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội

Kỳ 1: Nguy cơ rủi ro đối với người dùng mạng xã hội

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các thiết bị thông minh là sự phát triển của các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube, Instagram, TikTok, Zalo…Những trang mạng xã hội này mang đến rất nhiều lợi ích cho mỗi cá nhân chúng ta, đơn giản như việc giao lưu kết nối với bạn bè, người thân và mọi người trên khắp thế giới.

Ngoài ra, các mạng xã hội cũng góp phần phát triển các lĩnh vực khác như kinh doanh trực tuyến, marketing online, quảng cáo,…thúc đẩy đời sống xã hội ngày càng phát triển hơn. Một lượng thông tin khổng lồ được tạo bởi người dùng,tương tác trực tuyến xuất hiện và đang tăng lên nhanh chóng mỗi ngày.

Việc sử dụng và truy cập hàng ngày vào một mạng xã hội từ đó cũng đã và đang trở thành một thói quen không thể thiếu đối với nhiều người dùng Internet đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra những vấn đề, thách thức về mặt an toàn, bảo mật thông tin riêng tư của người dùng. Nhất là trong bối cảnh có hàng trăm vụ lộ lọt thông tin người dùng lớn, hàng triệu vụ tấn công lừa đảo người dùng được thực hiện thông qua kênh mạng xã hội được báo cáo hàng năm.

Nguy cơ rủi ro đối với người dùng mạng xã hội chủ yếu là:

Nguy cơ ảnh hưởng về sức khỏe, tâm lý: Nguy cơ này chủ yếu xảy ra do các tin giả hoặc lừa đảo trên mạng xã hội. Các tin tức này gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như gây hoang mang lo lắng trong dư luận, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể gây ra các ảnh hưởng về mặt sức khỏe như mất ngủ kéo dài do lo âu. Đặc biệt là khi người dùng lại chính là nạn nhân của tin giả, khi kẻ xấu phát tán các thông tin không  hay, không đúng sự thật về bản thân người dùng hoặc bị tiết lộ các thông tin cá nhân nhạy cảm.

Tài chính, tiền bạn: Xảy ra khi người dùng bị lừa đảo qua các kênh mạng xã hội dẫn tới chuyển tiền, mua hàng giả, kém chất lượng, đóng góp cho các hội nhóm đội lốt, giả danh các cơ quan tổ chức trên mạng xã hội.

Danh dự bản thân, gia đình, tổ chức: Các thông tin không xác thực, giả mạo về một cá nhân, tổ chức có thể được đưa ra và lan truyền trên mạng với tốc độ cực kỳ nhanh chóng để bôi nhọ, nói xấu không đúng sự thật về một đối tượng trên mạng  xã hội. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, danh dự của người hoặc tổ chức liên quan.

Mất trật tự an toàn, xã hội: Trên mạng xã hội tồn tại rất nhiều các thông tin chia sẻ không đúng sự thật về tình hình chính trị, an toàn xã hội, các thông tin có nội dung phản động, lôi kéo, chống phá chính quyền, lôi kéo dư luận gây mất đoàn kết dân tộc, mất trật tự an toàn, xã hội.

Gián tiếp làm người khác mất an toàn: Tài chính, danh dự, thông tin cá nhân khi chia sẻ các thông tin không đúng sự thật, bất cẩn khi trở thành kênh phát tán mã độc hoặc bị đánh cắp tài khoản để phục vụ cho mục tiêu xấu như lừa đảo người khác.

Kỳ tới: Giải pháp phòng ngừa việc mất an toàn mạng xã hội

 

                                                                 

Xuân Hải (phòng BCVT&CNTT)