Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Số hoá quy trình triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP) tỉnh Bình Thuận
Xây dựng phần mềm số hoá quy trình triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp hoàn thành mục tiêu Chương trình OCOP tại Quyết định 490/QĐ-TTg cả về số lượng và chất lượng hồ sơ sản phẩm theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị nông sản như trên. Bên cạnh đó, việc có một phần mềm tổng hợp sẽ giúp áp dụng đồng bộ và hiệu quả bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh Bình Thuận

Số hoá quy trình triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP) tỉnh Bình Thuận

 

(Stttt.binhthuan.gov.vn) Chương trình OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) được triển khai nhằm thực hiện việc phát triển hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hoá …) và gia tăng giá trị; nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thông qua việc phát triển sản xuất tại các địa bàn nông thôn góp phần hạn chế việc giảm dân số nông thôn di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường và gìn giữ ổn định xã hội nông thôn.

Vì vậy, việc xây dựng phần mềm số hoá quy trình triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm dựa trên ứng dụng công

Anh-tin-bai

nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp hoàn thành mục tiêu Chương trình OCOP tại Quyết định 490/QĐ-TTg cả về số lượng và chất lượng hồ sơ sản phẩm theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị nông sản như trên. Bên cạnh đó, việc có một phần mềm tổng hợp sẽ giúp áp dụng đồng bộ và hiệu quả bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh Bình Thuận. 

Với những nhu cầu và sự cần thiết trên, ngày 4/11/2022 UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 2317/QĐ-UBND phê duyệt Đề cương và dự toán chi tiết: Xây dựng phần mềm số hoá quy trình triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP) tỉnh Bình Thuận. Trong đó với những mục tiêu, quy mô và đơn vị sử dụng, cụ thể:

- Mục tiêu: Xây dựng giải pháp công nghệ thông tin tổng thể giúp số hóa quy trình tham gia, đánh giá và quản lý sản phẩm OCOP. Trong đó, Chương trình OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) được triển khai nhằm thực hiện việc phát triển hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thông qua việc phát triển sản xuất tại các địa bàn nông thôn góp phần hạn chế việc giảm dân số nông thôn di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường và gìn giữ ổn định xã hội nông thôn 

- Quy mô: Đầu tư xây dựng phần mềm số hoá toàn bộ công tác triển khai và quản lý chương trình Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP) tỉnh Bình Thuận. Thuê dịch vụ hạ tầng máy chủ và tên miền. Tạo lập cơ sở dữ liệu.

Hiện nay, hạng mục này đang trong quá trình triển khai đầu tư và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2023 để đưa vào sử dụng. Giải pháp khi hoàn thành sẽ đem lại hiệu quả trong công tác quản lý chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên toàn tỉnh về các lĩnh vực sau:

- Chương trình được triển khai dễ dàng trên các nền tảng Mạng xã hội phổ biến như Zalo, Facebook, ...;

- Nâng cao hiệu quả việc nộp minh chứng của chủ thể tham gia OCOP nhờ những hướng dẫn chi tiết, rút ngắn thời gian đưa ra bộ hồ sơ hoàn thiện;

- Giải phóng đáng kể sức lao động trong phần lớn các nghiệp vụ làm báo cáo;

- Dữ liệu được cập nhật theo thời gian thực, theo từng giây, nâng cao hiệu quả quản trị trong đo lường hiệu suất công việc;

- Thiết lập, tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ khoa học, chính xác, đồng bộ hóa dữ liệu từ xã lên Tỉnh, sẵn sàng tích hợp với trục liên thông báo của Chính phủ điện tử.

- Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước mảng thi đua chất lượng sản phẩm, tạo lập cơ sở dữ liệu thống nhất và đồng bộ phục vụ việc quản lý, xếp hạng và báo cáo một cách hiệu quả và chính xác hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực cho mỗi quy trình nghiệp vụ.

- Sản phẩm tạo ra sẽ giúp chương trình OCOP mỗi xã một sản phẩm các tỉnh có được một hệ thống quản lý hiện đại, đồng bộ và luôn được cập nhật. Các cấp quản lý có sẵn một bộ công cụ mạnh mẽ trong việc giám sát số lượng, chất lượng, tiến độ hoàn thiện sản phẩm và số điểm đánh giá của các chủ thể đăng ký tham gia OCOP. Các tổ chức, doanh nghiệp có sẵn một nền tảng tiện lợi trong việc tìm hiểu các thông tin về chương trình cũng như cách thức đăng ký tham gia cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.

V.Dan