Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để cải thiện chỉ số PAPI trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Theo Thông báo số 156/TB-UBND ngày 02/6/2023 của UBND tỉnh Bình Thuận về Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị Báo cáo phân tích, đánh giá chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chỉ số hài lòng của người dân trong thực hiện thủ tục hành chính (SIPAS) và chỉ số hiệu quả quản trị và Hành chính công (PAPI) năm 2022 của tỉnh; trong đó chỉ số nội dung thành phần về “kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương” của nội dung 4 về “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” đã giảm 0,18 điểm và giảm 12 bậc so với năm 2021.

Anh-tin-bai

Ảnh minh họa

Để tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) trên địa bàn tỉnh, đồng thời, cải thiện điểm số về đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh hàng năm, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:

1. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả nội dung các chương trình, kế hoạch cũng như các yêu cầu, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác PCTNTC. Bằng nhiều hình thức, tuyên truyền, phổ biến kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản có liên quan về PCTNTC để cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động và Nhân dân hiểu, giám sát và phản ánh những biểu hiện tham nhũng.

2. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ; thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; tăng cường các biện pháp tuyên truyền về PCTNTC, kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ CBCCVC. Chú trọng đẩy mạnh công tác PCTNTC, chống phiền hà, sách nhiễu, “tham nhũng vặt” trong các lĩnh vực như: Y tế, giáo dục, cấp phép xây dựng, đất đai, tài nguyên môi trường, quản lý đô thị, công tác tuyển dụng và các công tác khác về quản lý công chức, viên chức. Kịp thời nắm bắt thông tin và giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo niềm tin của người dân.

3. Hàng năm xây dựng kế hoạch để tổ chức kiểm tra rà soát nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng có xung đột lợi ích trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của CBCCVC thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định tại Điều 29 Mục 3 Chương IV Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu xung đột lợi ích phải báo cáo, xử lý kịp thời, đúng quy định pháp luật.

4. Thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng về công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo Điều 10 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; công khai việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại Điều 10 Luật PCTN năm 2018 mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch. Việc công khai phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử, niêm yết tại trụ sở (trừ nộ i dung thuộc bí mật nhà nước); hình thức công khai, minh bạch phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, đúng trình tự, thủ tục pháp luật để Nhân dân biết theo dõi, giám sát.

5. Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu khi có vụ việc tham nhũng xảy ra trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý (trừ vụ việc phát hiện qua công tác tự kiểm tra nội bộ). Đồng thời, phải có hình thức xử lý nghiêm túc theo quy định pháp luật đối với các trường hợp được xác định có vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng được quy định tại 3 Điều 81, Điều 82, Điều 83, Điều 84, Điều 85 Mục 2 Chương X Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ và Điều 20, Điều 21 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (nếu có).

6. Hàng năm, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra nội bộ (ít nhất 01 cuộc), tập trung vào lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi tham nhũng theo quy định pháp luật; thường xuyên kiểm tra, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, “tham nhũng vặt”, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

7. Đề nghị cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp và các cơ quan khác có liên quan tăng cường phối hợp để nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử, giải quyết dứt điểm các vụ án tham nhũng, tiêu cực mới phát sinh cũng như các vụ việc còn tồn đọng, dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh chỉ đạo, theo dõi; đảm bảo việc xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội; nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng.

8. Phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan, đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và Nhân dân trong đấu tranh PCTNTC; tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp; vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; có biện pháp bảo vệ kịp thời và tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể tích cực, dũng cảm trong đấu tranh, phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng theo Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị.


Thanh Tâm - Thanh tra Sở
Tin khác