Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đề án “Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2024 (gọi tắt là Đề án 1371).
Các mục tiêu cụ thể trong
năm 2024
-
Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, Nhân dân: Đạt 40%,
trong đó 30% cán bộ, Nhân dân địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo được phổ biến giáo dục pháp luật (viết
tắt PBGDPL), có hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật.
-
Nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ (cán bộ, chiến sĩ) trong quân
đội: 50% cán bộ, chiến sĩ được PBGDPL; có hiểu biết và ý thức chấp hành nghiêm
pháp luật; có khả năng, kỹ năng tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp
luật; tỷ lệ vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội giảm theo từng năm.
-
Nâng cao năng lực PBGDPL cho người làm công tác PBGDPL:
+
50% báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các đơn vị quân đội được bồi dưỡng
lý luận chính trị, pháp luật, tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ PBGDPL
đáp ứng yêu cầu công tác PBGDPL, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.
+
40% báo cáo viên, cộng tác viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên của
địa phương, nhất là địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, miền núi, hải đảo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và
nghiệp vụ PBGDPL, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.
-
Biên soạn tài liệu, mua sắm trang bị; thực hiện PBGDPL, vận động Nhân dân chấp
hành pháp luật tại cơ sở; kiểm tra kết quả thực hiện đề án, sơ kết giai đoạn 1
và hoạt động làm điểm; xây dựng kế hoạch thực hiện đề án từ năm 2025 đến hết
năm 2027.
Các
nhiệm vụ và giải pháp
- Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo của các cấp ủy đảng; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các
ngành, các tổ chức và mỗi cán bộ, chiến sĩ trong công tác PBGDPL cho các đối tượng.
- Khảo sát nhu cầu PBGDPL của từng nhóm đối tượng,
địa bàn: Điều tra, khảo sát đánh giá tình hình thực hiện công tác PBGDPL, vận động
Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở; ý thức chấp hành pháp luật; nhu cầu học
tập, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, Nhân dân để xác định phương hướng, nội
dung, giải pháp và các hình thức, mô hình PBGDPL, vận động Nhân dân chấp hành
pháp luật tại cơ sở.
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách, pháp luật có
liên quan đến công tác PBGDPL, công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thuộc
phạm vi của đề án.
-
Đổi mới nội dung, hình thức, cách thức triển khai các hoạt động PBGDPL, trang bị
công cụ, phương tiện, thiết bị, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực
hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL phù hợp với đặc điểm, tính chất đối tượng
của đề án; biên soạn tài liệu PBGDPL; kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL; tổ chức tập huấn,
bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng PBGDPL cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ được giao nhiệm
vụ PBGDPL cho đối tượng của đề án; 100% báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật
được hỗ trợ tài liệu và các điều kiện bảo đảm khác phục vụ công tác PBGDPL, vận
động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.
- Nâng cao năng lực các tổ chức, lực lượng vũ
trang tỉnh trong công tác PBGDPL bảo đảm các điều kiện, cơ sở vật chất cần thiết
cho các tổ chức, đơn vị cơ sở trong quân đội thực hiện công tác PBGDPL, vận động
Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.
-
Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về PBGDPL phù hợp với đối tượng của Đề
án 1371, để đánh giá nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa đơn vị
quân đội với chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức trong triển khai
các hoạt động PBGDPL cho các nhóm đối tượng của đề án; lồng ghép việc thực hiện
Đề án với các Chương trình, đề án, kế hoạch khác có liên quan trong quá trình
triển khai công tác PBGDPL cho đối tượng của Đề án 1371.