Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2025
Hội
nghị sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XIV) về
chuyển đổi số
(stttt.binhthuan.gov.vn) Ngày 11/12/2024, UBND tỉnh đã
ban hành kế hoạch số 4677/KH-UBND về chuyển đổi số tỉnh Bình Thuận năm 2025. Kế
hoạch đề ra các nội dung tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu,
nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 18/3/2022 của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về chuyển đối số tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 1282/KH-UBND ngày 4/5/2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU.
Ngày 4/8/2024 Chủ tịch UBND tỉnh
Đoàn Anh Dũng làm việc với Sở TT&TT
Kế
hoạch đề ra và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở ngành và UBND các địa
phương triển khai các mục tiêu đến năm 2025 như sau:
Về phát triển chính quyền số:
Tiếp tục rà soát thực hiện 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện
theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực
tuyến toàn trình; Tiếp tục rà soát thực hiện 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh,
cấp huyện và cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc
phạm vi bí mật nhà nước): 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc
tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã; Tỷ lệ dữ liệu số trong từng
ngành, lĩnh vực đạt 70%; Tiếp tục rà soát thực hiện 100% chế độ báo cáo, chỉ
tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ
việc chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh được thực hiện qua hệ thống
thông tin báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ
liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện
thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
Phát triển kinh tế số:
Kinh tế số chiếm 20%
GRDP của tỉnh; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;
Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; Tỷ lệ doanh nghiệp, hợp tác xã,
hộ kinh doanh sử dụng nền tảng chuyển đổi số đạt 75%; Tỷ trọng thương mại điện
tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện
tử(hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự) đạt trên 50%;
Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.
Phát triển xã hội số:
Tiếp tục phát triển hạ
tầng mạng băng rộng cáp quang phủ tới 90% hộ gia đình, trường học, bệnh viện
(đã đạt); Tiếp tục phát triển, phổ cập dịch vụ mạng băng rộng di động 4G/5G đạt
100% (đã đạt); Tiếp tục nâng cao tỷ lệ dân số từ 18 tuổi trở lên có tài khoản
thanh toán điện tử đạt 80% (đã đạt); Tỷ lệ dân số có danh tính số đạt 100%; Tiếp
tục nâng cao tỷ lệ người dân từ 14 tuổi trở lên có khả năng sử dụng các kỹ năng
số cơ bản đạt 70% (đã đạt); Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh
đạt 80%; Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt
trên 50%; Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản
đạt trên 70%; Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên
70%; Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%;
Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa
bệnh từ xa đạt trên 30%; Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%; Tỷ
lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô
hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt
80%; Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện
được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số
mở đạt 70%;
Để đạt được các
mục tiêu nói trên, Kế hoạch đề ra 5 giải pháp cơ bản
gồm:
(1) Phát huy vai trò, trách nhiệm của
người đứng đầu: Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng
đầu trong chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số; tiên phong,
gương mẫu sử dụng các nền tảng số trong hoạt động chỉ đạo, điều hành; Người đứng
đầu các sở, ngành và địa phương được Ủy ban nhân dân tỉnh giao tại các đề án,
chương trình, kế hoạch, quyết định và các văn bản chỉ đạo trong lĩnh vực chuyển
đổi số; phân công tổ chức thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc “rõ mục tiêu, rõ
người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”; Phát huy hiệu quả hoạt
động của ban chỉ đạo cải cách hành chính và chuyển đổi số các cấp; cơ quan
chuyên trách và bộ phận tham mưu, thực hiện chuyển đổi số của các sở, ngành và
địa phương; Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả triển khai thực hiện
nhiệm vụ; đồng thời, thực hiện đo lường, đánh giá mức độ chuyển đổi số trong
các ngành, lĩnh vực và địa phương.
(2) Kiện toàn tổ chức bộ máy và thu
hút, phát triển nguồn nhân lực: Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực
quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ cấp tỉnh đến cấp xã;
Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và
thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước làm việc trên địa bàn tỉnh (trọng
tâm trong các ngành, lĩnh vực cần đào tạo sau đại học, thu hút: Chuyển đổi số,
công nghệ số, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, an toàn thông tin; chế độ
thu hút theo hình thức mời chuyên gia);
Liên kết với các trường đại học, cơ sở đào tạo, trung tâm nghiên cứu
trong và ngoài tỉnh nhằm tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ
năng chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; khuyến khích các
trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh tham gia đào tạo nguồn nhân lực về
chuyển đổi số nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện chuyển đổi số của tỉnh.
(3) Huy động nguồn lực phát triển hạ
tầng, nền tảng và dữ liệu số: Ưu tiên bố trí ngân sách tỉnh phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ trọng
tâm về chuyển đổi số trong năm 2025; Tranh thủ tối đa và phát huy hiệu quả nguồn
vốn, kinh phí hỗ trợ từ trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua các
chương trình, đề án thực hiện chuyển đổi số; tăng cường huy động các nguồn lực
xã hội, các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển hạ tầng, nền tảng và dữ liệu số;
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp công nghệ số có
tiềm lực đầu tư phát triển hạ tầng, nền tảng, dữ liệu số theo hình thức xã hội
hóa và hợp tác công - tư.
(4) Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về
chuyển đổi số: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, “chuyển đổi tư duy số”; trọng
tâm là lan tỏa kỹ năng số cho người dân, nhất là khu vực nông thôn; đồng thời,
vận động, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số; Triển
khai tập huấn, đào tạo kỹ năng số với quy mô lớn cho nhiều đối tượng, như: Người
dân, cán bộ, công chức, viên chức; đoàn viên thanh niên thuộc địa bàn các khu
dân cư; cán bộ công đoàn cơ sở trong các khu, cụm công nghiệp; cán bộ quản lý của
các hợp tác xã, của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa,… trong toàn tỉnh với
nội dung, thời lượng tập huấn phù hợp cho từng loại đối tượng nhằm lan tỏa kỹ năng số trong thời gian ngắn nhất nhưng với số lượng được
tập huấn nhiều nhất; Tiếp tục phát huy vai trò, đẩy mạnh hoạt động Tổ công nghệ
số cộng đồng.
(5) Liên kết, hợp tác và nghiên cứu,
phát triển: Tăng cường
trao đổi, học tập kinh nghiệm, liên kết hợp tác với tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương triển khai chuyển đổi số đạt kết quả để tham khảo, áp dụng triển
khai phù hợp trong tỉnh; Đẩy mạnh hợp tác giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với
các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp công nghệ số trong nghiên cứu,
phát triển và chuyển giao công nghệ các nền tảng số; Triển khai có hiệu quả các
chương trình, hoạt động nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng các đề tài nghiên cứu
khoa học phục vụ chuyển đổi số.
Giao Sở Thông
tin và Truyền thông theo dõi, tổng hợp, tham mưu Ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành
chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh Bình Thuận, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo,
triển khai, đánh giá hình hình, kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này; tham
mưu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch này cho phù hợp với các phát sinh, chỉ
đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và các
bộ, ngành trung ương (nếu có).