Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Ứng dụng công nghệ thông tin vào truy xuất nguồn gốc điện tử cho các sản phẩm OCOP Bình Thuận, công nghiệp nông thôn tiêu biểu và đặc trưng thế mạnh của tỉnh Bình Thuận”.

(Stttt.binhthuan.gov.vn) Trong những năm gần đây, Bình Thuận là thị trường nông thôn đầy tiềm năng, nhiều doanh nghiệp có dự án đầu tư lớn với nhiều sản phẩm thế mạnh địa phương như trái thanh long tươi, nước mắm, hải sản,.., nơi thu hút khách tham quan du lịch với nhiều lễ hội nên việc tiêu thụ sản phẩm cao. Tuy đã có kênh phân phối hiện đại, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa coi trọng thị trường bán lẻ nông thôn trong khi một số công ty đa quốc gia đã nhìn thấy tiềm năng của thị trường này.

Hàng hóa trong nước hiện nay chưa tiếp cận nhiều với các chợ truyền thống và điểm bán lẻ, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Doanh nghiệp Việt dần mất thị phần, thay vào đó các doanh nghiệp lấp đầy bằng hàng hóa bằng các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài nhất là các sản phẩm hàng hóa Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Hiện doanh nghiệp Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường ở địa phương, tăng doanh thu và thị phần, có mô hình phân phối và bán hàng hiệu quả, bền vững. Bên cạnh đó, doanh nghiệp mong muốn quảng bá thương hiệu và nâng cao năng lực đội ngũ bán hàng để phát triển doanh nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả đang tràn lan trên thị trường, người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp chân chính rất cần có giải pháp truy xuất nguồn gốc – chống hàng giả.

Truy xuất nguồn gốc là giải pháp cho phép thu thập thông tin một cách đầy đủ về sản phẩm hàng hóa từ thành phẩm cuối cùng về nơi sản xuất chế biến và phân phối thông qua các ứng dụng được cài đặt trên thiết bị người dùng, tích hợp bằng công cụ thông minh giúp các bên liên quan có thể xác nhận và chống hàng giả.  Giải pháp truy xuất nguồn gốc phục vụ cho các sản phẩm hàng hóa đặc trưng của tỉnh như: Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến, đồ gia dụng, gốm sứ, đồ gỗ, nguyên vật liệu, trang trí nội ngoại thất, điện, điện tử, tin học, bưu chính viễn thông, hàng may mặc, thời trang, sản phẩm đặc trưng khác thuộc lĩnh vực ngành công thương quản lý…

Với những nhu cầu và sự cần thiết trên, ngày 22/7/2022 UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 1582/QĐ-UBND phê duyệt Đề cương và dự toán chi tiết “Giải pháp truy xuất nguồn gốc điện tử cho các sản phẩm OCOP Bình Thuận, công nghiệp nông thôn tiêu biểu và đặc trưng thế mạnh của tỉnh Bình Thuận”. Trong đó với những mục tiêu, quy mô và đơn vị sử dụng, cụ thể:

 - Mục tiêu: Phần mềm sau khi hoàn công được đưa vào sử dụng sẽ tạo mã QR code cho các sản phẩm OCOP Bình Thuận nhằm bảo vệ người tiêu dùng tránh mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, chung tay vì cuộc sống an toàn hơn, tiết kiệm hơn. Bảo vệ thương hiệu, uy tín, và giá trị đích thực của doanh nghiệp, những sản phẩm chất lượng trên thị trường. 

- Quy mô: Đầu tư xây dựng 01 phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử cho các sản phẩm OCOP Bình Thuận, công nghiệp nông thôn tiêu biểu và đặc trưng thế mạnh tỉnh Bình Thuận.

- Đơn vị thụ hưởng: Sở Công thương và người tiêu dùng, các thương nhân, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Hiện nay, hạng mục này đang trong quá trình triển khai đầu tư và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2022 để đưa vào sử dụng chính thức.

 

 


 

V.Dân - Sở TT&TT
Tin khác
1 2 3 4 5  ...