Lừa
đảo trực tuyến ngày càng phổ biến
Hiện
nay, lừa đảo trực tuyến ngày càng phổ biến, nhiều kịch bản lừa đảo đã được các
nhóm đối tượng “chế biến” để lừa người dùng như giả mạo người thân nhờ chuyển
tiền, giả mạo cơ quan chức năng báo vi phạm giao thông, lừa nâng cấp SIM điện
thoại, gửi tin nhắn SMS Brandname giả mạo từ các tổ chức ngân hàng, tài chính…
Người dân tuyệt đối không cung cấp
thông tin cá nhân cho bất kỳ đối tượng nào trên mạng khi chưa được kiểm chứng.
Theo
khảo sát của Bkav, cứ 4 người dùng Việt Nam thì có đến 3 người nhận được tin
nhắn, cuộc gọi lừa đảo tài chính online. Đáng chú ý, trong năm 2022, nhiều
người dùng đã trở thành nạn nhân của các chiêu thức lừa đảo, bị lừa đánh cắp
thông tin cá nhân và tài sản. Có thể kể đến như vụ việc mất 2,1 tỷ đồng trong tài
khoản do lừa đảo nâng cấp SIM ở Thành phố Hồ Chí Minh; hay vụ việc mất hơn 5,5
tỷ đồng sau khi nghe điện thoại và làm theo yêu cầu của kẻ giả mạo công an ở Hà
Nội.
Lý
giải nguyên nhân của tình trạng ngày càng nở rộng các hình thức lừa đảo trực
tuyến, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, trung bình mỗi người dân
Việt Nam hiện dành khoảng 7 tiếng mỗi ngày để trực tuyến trên Internet. Tuy
thời gian người dân trực tuyến tăng rất nhanh, nhưng nhận thức và kỹ năng an
toàn thông tin của mọi người chưa theo kịp yêu cầu.
Bảo
vệ người dân trên không gian mạng
Trong
bối cảnh Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, đưa người dân, doanh
nghiệp chuyển hoạt động lên môi trường số, các chuyên gia bảo mật đều có chung
nhận định rằng, chỉ cần một sự cố an toàn, an ninh mạng nghiêm trọng có thể làm
ngưng trệ chương trình chuyển đổi số của cả một ngành, một địa phương, một
doanh nghiệp. Tương tự, vấn nạn lừa đảo trực tuyến nếu không được đẩy lùi sẽ
ảnh hưởng đến việc tạo dựng và duy trì niềm tin số cho người dân, khiến họ lo
ngại khi chuyển hoạt động lên không gian mạng.
Nhận
thức rõ điều này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xác định năm 2022 là năm bảo
vệ người dân trên không gian mạng. Thời gian qua, Cục An toàn thông tin - Bộ
Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ
Quốc phòng và các cơ quan liên quan ngăn chặn 5.078 website lừa đảo, vi phạm
pháp luật. Tính từ đầu năm 2022 tới nay, đã ngăn chặn 2.328 website lừa đảo, vi
phạm pháp luật, trong đó có 1.342 trang website lừa đảo trực tuyến.
Trong
thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xây dựng và liên tục cập nhật Cơ
sở dữ liệu chống lừa đảo lực tuyến quốc gia để các tổ chức, cá nhân có thể truy
vấn, khai thác, đóng góp dữ liệu và cùng với cơ quan chức năng ngăn chăn tình
trạng lừa đảo trực tuyến một cách kịp thời; Cung cấp công cụ tự kiểm tra và bảo
vệ an toàn thông tin trên không gian mạng.
Đặc
biệt, với mong muốn giải quyết tận gốc vấn đề, giúp cho mọi người dân có thể
chủ động bảo vệ mình trên mạng, từ cuối tháng 11/2022, Bộ Thông tin và Truyền
thông đã phát động thành lập Liên minh Tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng
bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng.
Với
sự tham gia của Cục An toàn thông tin, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam và 8
doanh nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông lớn, Liên minh được kỳ vọng
hoàn thành trọng trách nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng an toàn thông tin
cho đông đảo người dân, để họ có thể tự bảo vệ mình trên môi trường số. Đây
cũng được coi là giải pháp căn cơ, lâu dài để duy trì niềm tin số cho người
dân, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia số trong
tương lai gần.