Với sự bùng nổ và phát triển của
công nghệ mạng Internet cùng nhiều tiện ích và giải trí hiện nay, kéo theo đó
là tần suất gia tăng các cuộc tấn công mạng, việc sử dụng hàng loạt những
website lừa đảo không an toàn, nhằm mục đích đánh lừa người dùng truy cập vào
những website độc hại để thực hiện hành vi đánh cắp thông tin, hay lây lan
những phần mềm chứa mã độc đang trở thành một xu hướng tấn công của tin tặc. Nhằm
bảo đảm truy cập an toàn trên môi trường mạng, cần phải có những kỹ năng cần
thiết để sử dụng các công cụ hỗ trợ nhằm kiểm tra chỉ số về độ an toàn của
website, qua đó giúp người dùng an tâm và tránh được việc thông tin của bản
thân bị đánh cắp và lợi dụng cho những mục đích xấu.
CÁC
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỦA MỘT WEBSITE KHÔNG AN TOÀN
- Đường dẫn URL trên thanh địa chỉ
của trình duyệt phải được bắt đầu bằng “https://” và có một biểu tượng ổ khóa
trên thanh địa chỉ (Lưu ý rằng, ổ khóa phải xuất hiện ở thanh địa chỉ trình
duyệt chứ không phải trong nội dung của website). Điều này chứng tỏ website đã được
bảo vệ bởi Secure Sockets Layer (SSL), một giao thức mã hóa giúp đảm bảo thông tin được trao đổi một cách an toàn thông
qua một chứng chỉ số SSL được tin cậy. Nên nhớ rằng, nếu cụm từ https:// chuyển
sang màu đỏ và xuất hiện biểu tượng ổ khóa bị đánh dấu chéo, tức là có thể
website mà người dùng truy cập vào đang sử dụng chứng chỉ số SSL hết hạn hoặc
được cấp bởi một nguồn không đáng tin cậy.
- Các tên miền cấp cao nhất (Top
Level Domain – TLD) phổ biến mà người dùng thường quen thuộc, ví dụ như tên
miền cấp cao nhất dùng chung (gTLD): .com, .net…; hay tên miền cấp cao nhất của
quốc gia (ccTLD): .vn, .cn… thường sẽ an toàn hơn các URL có TLD lạ, tuy nhiên
đây chỉ là một dấu hiệu và người dùng không thể chỉ dựa vào mỗi chi tiết này để
đánh giá về trang web là có an toàn hay không.
- Những website không đáng tin cậy
và kém an toàn thông thường không được chú trọng nhiều về nội dung, đồng thời
thông tin đăng tải khá cẩu thả, sai lỗi chính tả nhiều,… Nguyên nhân do các website lừa đảo thường không có thời gian kỹ càng để kiểm duyệt và chỉnh
sửa các nội dung.
- Các website lừa đảo thường sẽ xuất
hiện những cảnh báo, đe dọa hoặc các chương trình trúng thưởng hấp dẫn với
nhiều phần quà có giá trị ngay khi người dùng truy cập trang, mục đích là để
đánh lừa và dụ dỗ người dùng truy cập vào các thông tin quan trọng nhằm đánh cắp dữ liệu cá nhân, hoặc điều hướng truy cập đến những
website không an toàn khác có chứa mã độc hại.
- Doanh nghiệp muốn kinh doanh hợp pháp trên
website bắt buộc phải khai báo tên miền và trang web với Bộ Công Thương (các
website bán hàng hay sàn thương mại điện tử, ví dụ như sendo.com, tiki.vn hay
shoppee.vn,…). Vì thế, nếu cuối trang chưa có logo của Bộ Công Thương thì đây
là một website mới được tạo ra và chưa có độ an toàn hay đáng tin cậy.
- Khi người dùng vừa truy cập
website mà đã yêu cầu cung cấp những thông tin cá nhân như địa chỉ nhà, số điện
thoại, số CMND/CCCD thì nên cảnh giác và không thực hiện theo yêu cầu.
KIỂM
TRA THÔNG TIN TÊN MIỀN
Thông thường, một website lừa đảo sẽ
chỉ hoạt động trong thời gian rất ngắn. Vì vậy, mỗi khi tin tặc muốn thực hiện
hành vi xấu thì chúng sẽ tạo ra website mới với tên miền mới được đăng ký. Để
biết được thông tin về website mà người dùng muốn truy cập, có thể sử dụng một
số công cụ để kiểm tra thông tin tên miền nhằm xác các định thông tin như: tên
miền đó thuộc về ai, thời gian bắt đầu hoạt động và bao giờ hết hạn. Cụ thể,
người dùng thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Người dùng truy cập vào đường dẫn:
https://www.matbao.net/ để kiểm tra tên miền (Hình 1).
Hình
1. Chọn tên miền cần kiểm tra thông tin
Bước 2: Nhập tên miền muốn kiểm tra tại ô
tìm kiếm sau đó nhấn nút Kiểm tra.
Bước 3: Chọn Xem thông tin tên miền và kiểm
tra các thông tin của website, tại đây người dùng có thể biết được các thông
tin như ngày đăng ký tên miền, đơn vị đăng ký, tên đơn vị đăng ký sử dụng,… từ
đó biết được các thông tin về tên miền mình đang muốn truy cập, giúp tìm ra các
dấu hiệu đáng ngờ trước khi thực hiện truy cập website đó.
KIỂM
TRA ĐỘ TIN CẬY CỦA WEBSITE BẰNG GOOGLE TRANSPARENCY REPORT
Hiện nay Google đang cung cấp cho
người dùng công cụ Google Transparency Report để хáᴄ định mức độ an toàn của
website và thông báo ᴄho người dùng hoặᴄ ᴄáᴄ quản trị ᴠiên, nhằm nâng cao cảnh
giác giúp tránh khỏi các mối nguу hại tiềm ẩn. Google Transparency Report ѕẽ
ᴄung ᴄấp ᴄáᴄ thông tin ᴄhi tiết ᴠề ᴄáᴄ mối đe dọa (haу hiểm họa) mà Google đã
phát hiện, ᴄũng như ᴄáᴄ ᴄảnh báo mà Google tìm thấy. Từ đó, làm rõ tình trạng
bảo mật ᴡebѕite mà người dùng muốn truy cập ᴠà khuуến nghị ᴄáᴄ biện pháp bảo
mật an toàn hơn. Công cụ này được tích hợp sử dụng Safe Browsing API, vì vậy mà
chất lượng của công cụ kiểm tra, quét thông tin website và các kết quả đánh giá
từ nó hoàn toàn đáng tin cậy với độ chính xác cao. Để rõ hơn cách thức sử dụng
tính năng này, người dùng thao tác theo các bước sau đây:
Bước 1: Người dùng truy cập vào
đường dẫn sau: https://transparencyreport.google.com/safe-browsing/
search?url=tenwebsite.
Bước 2: Nhập tên miền muốn kiểm tra
tại ô Kiểm tra trạng thái trang web, sau đó nhấn nút tìm kiếm. Nếu website an
toàn Goolge sẽ đưa ra thông báo “Không tìm thấy nội dung không an toàn nào”,
ngược lại nếu là một địa chỉ không an toàn Google sẽ đưa ra những cảnh báo cụ
thể (Hình 2,3).

Hình 2. Ví dụ thông báo về một website an toàn 
Hình
3. Ví dụ thông báo về một website không an toàn
Ngoài
Google Transparency Report thì thị trường hiện nay cũng đang có rất nhiều công
cụ hỗ trợ người dùng trong việc kiểm tra độ tin cậy của website như: Norton
Safe Web, URL Void, Norton Safe Web, VirusTotal… đây đều là những công cụ giúp
bảo vệ người dùng trước các mối đe dọa bảo mật dựa trên liên kết từ các phần
mềm độc hại, điển hình như ransomware, email giả mạo và các website cố gắng lừa
đảo thông tin của người dùng.
BẬT TÍNH NĂNG DUYỆT WEB AN TOÀN NÂNG CAO TRÊN TRÌNH DUYỆT
CHORME
Safe Browsing Enhanced là tính năng duyệt web an
toàn nâng cao trên trình duyệt Chrome, đây là công cụ tích hợp trong Chrome bao
gồm danh sách các URL nguy hiểm được Google tổng hợp và quản lý, giúp bảo vệ
người dùng tránh khỏi các website độc hại. Khi Safe Browsing Enhanced được kích
hoạt, Chrome thậm chí còn chia sẻ nhiều dữ liệu duyệt web hơn với Google. Điều
này cho phép đánh giá mối đe dọa chính xác và chủ động hơn. Để kích hoạt tính
năng này, người dùng thao tác cụ thể như sau:
Bước
1: Nhấn vào biểu tượng ba dấu chấm đặt
dọc ở góc trên cùng bên phải của giao diện Chrome, sau đó lựa chọn Cài đặt.
Bước
2: Trong phần Cài đặt, người dùng chọn
mục Quyền riêng tư và bảo mật, tại cửa sổ này chọn Bảo mật.
Bước
3: Chọn Chế độ bảo vệ nâng cao để kích
hoạt tính năng chủ động bảo vệ và cảnh báo an toàn khi duyệt web của Google.
Trong
quá trình giao dịch trực tuyến trên một website bất kỳ thì điều quan trọng
người dùng cần lưu ý đó chính là độ tin cậy và bảo mật của website đó. Thông qua
bài viết này, hy vọng sẽ trang bị thêm những kỹ năng, kiến thức cơ bản để có
thể xác định website mà mình truy cập có an toàn hay không, từ đó đảm bảo duyệt
web trong môi trường mạng được bảo vệ và tin tưởng.
Xuân Hải- phòng BCVT&CNTT
(sưu tầm, tổng hợp từ Internet)