Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
An toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội
Kỳ 2: Giải pháp phòng ngừa việc mất an toàn mạng xã hội

Phòng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội

Một là, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân.

Hai là, tăng cường quản lý, nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

Ba là, quản lý chặt chẽ thông tin trên Internet và mạng xã hội trên cơ sở pháp luật và các điều ước quốc tế.

Bốn là, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận diện, tự phòng chống các thủ đoạn, nội dung thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.

Năm là, chủ động phòng ngừa, giảm thiểu tiếp xúc của cán bộ, đảng viên và nhân dân với các nguồn tin xấu, độc, đồng thời tích cực đấu tranh với những luận điệu chống phá của các thế lực thù địch.

Đối với tổ chức, doanh nghiêp

Một là, nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật liên quan đến an toàn xã hội, cũng như cách thức, sử dụng an toàn mạng xã hội hoặc các công cụ công nghệ thông tin khác.

Hai là, cập nhật, thay đổi định kỳ các phương thức xác thực để ngăn việc tài khoản quan trọng bị đánh cắp.

Ba là, cài đặt các phần mềm bảo vệ như các phần mềm Antivirus để phát hiện các vấn đề nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng các kênh mạng xã hội để tránh bị lây nhiễm, phát tán mã độc, truy cập vào các trang web độc hại, lừa đảo.

Đối với cá nhân

Một là, bảo vệ tài khoản của mình.

Hai là, hãy cẩn thận về những gì mình đăng.

Ba là, đừng trở thành nạn nhân của những cuộc đe dọa trên mạng.

Bốn là, coi chừng những kẻ lừa đảo.

Năm là, đảm bảo rằng máy tính và các thiết bị của bạn được bảo vệ.

Sáu là, nâng cao nhận thức.

Bảy là, lưu ý khi cấp quyền cho các trò chơi/ứng dụng.

Đối với nhà quản lý

Một là, xây dựng quy định, chính sách.

Hai là, tổ chức quản lý, giám sát.

Ba là, triển khai các giải pháp ngăn ngừa, chặn lọc.

Bốn là, các giải pháp kỹ thuật.

Năm là, các giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn khi sử dụng mạng xã hội.

Để sử dụng mạng xã hội an toàn, người dùng mạng xã hội nên tuân thủ một số nguyên tắc:

Thứ nhất, chỉ kết bạn với những người mình thực sự biết và tin tưởng.

Thứ hai, không click vào những thông tin vô bổ, độc hại; mạng xã hội sử dụng các thuật toán thông minh để xác định các mối quan tâm của bạn, do đó, nếu click vào càng nhiều thông tin vô bổ, độc hại thì sẽ càng có xu hướng được cung cấp nhiều loại thông tin này hơn. Chính vì vậy, hãy kiểm soát sự tò mò của bản thân và tránh click vào các thông tin mà không thực sự cần thiết.

Thứ ba, hãy chia sẻ quan điểm, đừng chia sẻ thông tin cá nhân.

Thứ tư, hãy sử dụng mạng để học hỏi, không phải để trút giận. Khi gặp ý kiến trái chiều, hãy lắng nghe, tìm hiểu thêm thông tin trước khi nổi giận.

Thứ năm, hãy hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội

Thứ sáu, nâng cao nhận thức. Mạng xã hội trên không gian mạng tuy không phải là thực tế, nhưng những tác động mà nó mang tới có thể ảnh hưởng đến cuộc sống thật. Người dùng cần thường xuyên nâng cao nhận thức và hiểu biết để tránh bị kẻ xấu lợi dụng; cần kiểm duyệt thông tin, không chia sẻ và thích những thông tin xuyên tạc, bôi nhọ người khác; cẩn trọng với các phần thưởng lạ, không nhấp chuột vào các liên kết hay tải về các tập tin lạ; hạn chế đăng nhập tài khoản ở những máy tính dùng chung.

Quản lý chặt chẽ thông tin cá nhân

Các thông tin cá nhân người dùng đưa lên mạng xã hội dễ dàng bị kẻ xấu lợi dụng. Những thông tin dễ bị lợi dụng là những thông tin cá nhân được chia sẻ công khai trên mạng xã hội như: hình ảnh, sở thích, email, số điện thoại, địa chỉ nhà riêng hoặc cơ quan, danh sách người thân…Vì vậy, cần hết sức cẩn thận khi chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội.

 

 

Những điều nên tránh khi sử dụng internet và mạng xã hội (Nguồn: Internet)

Các trò chơi/ ứng dụng đôi khi yêu cầu những quyền truy cập không hợp lý, có nguy cơ xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân.

Người dùng cần phải đọc kỹ các quyền mà các trò chơi/ứng dụng yêu cầu. Lưu ý, các quyền truy cập vào danh bạ, tin nhắn, quyền được đăng bài …sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền riêng tư của người dùng.

Việc gỡ bỏ các trò chơi/ứng dụng rác khi tham gia vào mạng xã hội giúp người dùng không bị làm phiền bởi bị ai đó gắn thẻ vào bài viết không liên quan; tránh nhận được các thông báo hoặc tin nhắn gây phiền hà; tiết kiệm lưu lượng truy cập mạng và lợi ích lớn nhất là tránh bị mất tài khoản.

Sử dụng mật khẩu mạnh

Việc đặt mật khẩu đủ dài và phức tạp là yêu cầu cần thiết. Người dùng tuyệt đối không đặt mật khẩu đơn giản, dễ đoán hay dùng chung mật khẩu cho nhiều tài khoản mạng xã hội. Thực hiện đổi mật khẩu định kỳ cũng là biệp pháp để đảm bảo an toàn.

Cuối cùng, hãy là một người dùng thông thái, biết chọn lọc thông tin, và nắm vững các hiểu biết về pháp luật, các quy tắc ứng xử lịch sự trên mạng xã hội (Bộ Quy tắc ứng xử trên không gian mạng được ban hành tại Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông).

                                                                 

Xuân Hải (phòng BCVT&CNTT).